Tất nhiên rồi, vì đây sẽ là một quyển sách về chủ đề mà dạo gần đây mình tập tành quan tâm: Môi trường.
Và “Ma sói” tất nhiên cũng để câu view cho post này của mình
mà thôi.
---
“The Wizard and The
Prophet: Two Remarkable Scientists and Their Deuling Visions to Shape Tomorrow’s
World” – “Pháp sư và Nhà tiên tri: Hai quan điểm đối lập định hình tương
lai nhân loại” của Chales C.Mann đã
thật sự mang đến cho mình sự tò mò, tin tưởng và ham muốn nghiền ngẫm nó.
VỀ NỘI DUNG CHÍNH
Chủ đề ở đây là đi tìm phương cách
giải quyết bài toán tương quan giữa thế giới con người và thế giới tự nhiên. Đâu
sẽ là hướng đi trước những thách thức, khi “có vẻ” trái đất sắp vượt quá sức chịu
tải của nó – do con người. Hay, “làm thế nào để sống sót trong thế kỷ tiếp theo
mà không tạo ra thảm họa toàn cầu”. Các vấn đề tưởng chừng vĩ mô, nhưng
chính nó đang hàng ngày tác động vào cuộc sống của mỗi người chúng ta mà biểu
hiện rõ nét là: gia tăng chi phí cho lương thực, chi phí năng lượng, nước sạch,
xử lý ô nhiễm.
Chales C.Mann mang đến hai đại diện về quan điểm từ William
Vogt và Norman Borlaug:
Ø “Thế giới Nhà tiên tri” theo William Vogt cho rằng cần phải nghiêm khắc cắt giảm – đồng nghĩa thế giới tự nhiên sẽ được giảm đi gánh nặng, tiết kiệm để dành cho thế hệ sau.
Ø “Thế giới Pháp sư” theo Borlaug cho rằng phải đổi mới, đổi mới để cùng chiến thắng – đồng nghĩa với việc tiếp tục tận dụng lợi thế từ tự nhiên trong niềm tin khoa học sẽ giải quyết được các bài toán khó.
Bản thân mình nhận thấy hai luồng
quan điểm này là tách biệt, không mâu thuẫn. Nhưng, có vẻ khi cụ thể bằng những giải pháp thực tế thì lại rất khó dung hòa, như Tác giả Chales C.Mann có đưa
một lập luận trong phần dẫn nhập: người chấp nhận giống lúa mì biến đổi gen
năng suất cao, thì người đó cũng khó từ bỏ món bít tết chỉ để đổi lấy chiếc burger rau chay.
Cách tiếp cận bằng hai luồng quan
điểm làm mình thích thú, bởi nó làm mình liên tưởng ngay đến những ví dụ đối
lập sắc sảo của Michael Sandel về triết học đạo đức.
Vì chỉ vừa tiếp cận “Pháp sư và
Nhà tiên tri[…]” chưa đầy 50 phút nên chắc chắn mình cần có thời gian để nghiền
ngẫm hơn.
VỀ PHẦN CỨNG
1. Quyển sách có cấu trúc rất rõ ràng.
2. Cách viết của một nhà báo tạo nên cảm giác rất dễ nuốt trôi, kể cả đoạn rất dài.
3. Và, với danh mục tài liệu tham khảo đến 67 trang thì quyển sách lại mở ra một thế giới vô tận.
Hy vọng ai đó đã đọc quyển sách này
sẽ đóng góp cho mình thêm những góc nhìn và giới thiệu những nội dung tâm
đắc nhé.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.
Lý Thành Nhân
---
P/s: Dạo gần đây mình dành 80% thời gian chỉ để phân tâm nên mình thấy thật vô ích. Quyển sách là cứu cánh để mình tập trung trở lại.
Nhận xét
Đăng nhận xét