
Lý Thành Nhân
Quản lý và sử
dụng con dấu vẫn là vấn đề “nhức nhối” đối với nhiều doanh nghiệp, người quản
lý doanh nghiệp. Sự lỏng lẻo trong công tác quản lý, chưa có cơ chế kiểm soát
những rủi ro trong việc quản lý và sử dụng con dấu là nguyên nhân dẫn đến tranh
chấp và kéo theo nhiều hệ lụy. Không dừng lại ở việc cản trở hoạt động doanh
nghiệp, những vi phạm liên quan còn có thể bị xem xét trách nhiệm pháp lý, thậm
chí là trách nhiệm hình sự. Chế định về con dấu theo Luật Doanh nghiệp 2014 cho
thấy sự thay đổi trong tư duy về giá trị pháp lý của con dấu, sự thông thoáng
trong cơ chế quản lý và sử dụng con dấu. Tuy nhiên, cùng với mặt tích cực, những
bất cập mới cũng phát sinh kéo theo từ chế định này. Những doanh nghiệp không
chủ động thích ứng, vận dụng hiệu quả các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
doanh nghiệp dễ dẫn đến những hệ lụy phát sinh:
1. Con dấu và tính chính danh của văn bản do doanh nghiệp ban
hành
Vì sao con dấu
lại gắn liền với tính chính danh của văn bản? Có hai lý do lý giải cho vấn đề
này như sau:
Thứ nhất, pháp luật yêu cầu văn bản của doanh nghiệp phải đtóng dấu mới
có giá trị pháp lý, chẳng hạn: Luật Kế toán, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Quảng
cáo, Luật các công cụ chuyển nhượng, Bộ Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành
chính và nhiều Luật khác. Theo đó, văn bản không có dấu sẽ không đủ cơ sở xác định
chủ thể phát hành và do đó, nội dung văn bản không có căn cứ xác thực.
Thứ hai, chúng tôi cho rằng là do tư duy của cá nhân, doanh nghiệp
và các cơ quan, tổ chức liên quan đến doanh nghiệp về giá trị niềm tin của con
dấu. Giá trị niềm tin này xuất phát từ việc: trước ngày 01/7/2015, con dấu
doanh nghiệp do cơ quan nhà nước – công an cấp và duy nhất một con dấu cho mỗi
doanh nghiệp; hơn nữa, xuyên suốt từ Bộ Luật hình sự 1985 đến Bộ Luật hình sự
2015, làm giả con dấu được xem là một loại tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm
hình sự - đây được xem là chế tài nghiêm khắc nhất. Do đó, việc đóng dấu tạo
cho người tiếp nhận niềm tin rằng văn bản do doanh nghiệp có tên trên con dấu
phát hành.
Bên cạnh mặt
tích cực giúp xác định tính chính danh, mặt ngược lại, yêu cầu tính chính danh
này đã cản trở chính hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều trường hợp, như:
Về hoạt động
quản lý: doanh nghiệp không thể thực hiện các thủ tục hành chính, tố tụng khi
người quản lý đã bị bãi nhiệm/cách chức nhưng vẫn giữ con dấu;
Về hoạt động
kinh doanh: yêu cầu phải có con dấu trong hợp đồng ngoại thương nhiều trường hợp
là “dấu chấm hết” của giao dịch. Kể cả giao dịch nội địa, đợi đóng dấu hợp đồng
mới có hiệu lực nhiều khi làm cản trở, trì trệ hoạt động.
Hoặc, doanh
nghiệp/người quản lý doanh nghiệp phải chịu thiệt hại do bị lợi dụng tính chính
danh và sự quản lý lỏng lẻo con dấu trong việc đóng dấu khống...
Cám ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề!
---
Nguồn ảnh / Image source: https://www.freeimages.com/photo/vintage-seal-2-1156668
---
Nguồn ảnh / Image source: https://www.freeimages.com/photo/vintage-seal-2-1156668
Lý Thành Nhân
Nhận xét
Đăng nhận xét