HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG TẠI DOANH NGHIỆP – NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý

Lý Thành Nhân
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG TẠI DOANH NGHIỆP – NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý

Ký kết hợp đồng là hình thức giao dịch phổ biến của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thường xuyên ký kết nhiều loại hợp đồng với đối tượng, mục đích và thời hạn thực hiện khác nhau và cần được kiểm soát. Theo đó, kiểm soát hợp đồng là kiểm soát một chuỗi hoạt động soạn thảo, ký kết, thực hiện, lưu trữ hợp đồng và nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng.


Hoạt động kiểm soát hợp đồng tại doanh nghiệp mang đến những lợi ích sau đây:
-          Xác định rõ thẩm quyền ký kết hợp đồng và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân liên quan;
-          Thống nhất quy trình đàm phán, ký kết, thực hiện và lưu trữ hợp đồng;
-          Đảm bảo giá trị pháp lý các hợp đồng và chuẩn hóa hệ thống biểu mẫu;
-          Là cơ sở kiểm tra, giám sát, đánh giá và nâng cao hiệu quả giao dịch.
Ngược lại, nếu quá trình kiểm soát hợp đồng không thực hiện chặt chẽ, khoa học, doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với những rủi ro pháp lý, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi và hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, hình thức kiếm soát hợp đồng như thế nào? Đối tượng doanh nghiệp nào cần thực hiện? Và đặc biệt, những lưu ý nào cho doanh nghiệp khi xây dựng và triển khai hoạt động kiểm soát hoạt đồng?
Trên cơ sở quy định pháp luật và quá trình hoạt động thực tiễn, chúng tôi đưa ra một số lưu ý sau đối với hoạt động kiểm soát hợp đồng tại doanh nghiệp:
1.         Doanh nghiệp có cần ban hành văn bản thống nhất quy định về vấn đề kiểm soát hợp đồng?
Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn, có thể kế đến như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các doanh nghiệp khác đã quan tâm đến hoạt động kiểm soát hợp đồng giao dịch. Các doanh nghiệp này đã ban hành các văn bản phục vụ quản lý với tên gọi khác nhau như “Quy chế quản lý hợp đồng” hay “Nội quy ký kết, thực hiện và quản lý hợp đồng”. Một số doanh nghiệp công bố công khai nội dung các văn bản trên giúp khách hàng, đối tác có thể tiếp cận, nắm bắt quy trình giao dịch. Qua cách thức thực hiện trên, có thể thấy việc quản lý kiểm soát hợp đồng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đòi hỏi sự minh bạch, khoa học, hiệu quả. Tuy nhiên, Việt Nam có hơn 90% đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với với yêu cầu đáp ứng kịp thời các giao dịch phát sinh cho nên hoạt động kiểm soát hợp đồng của phần lớn doanh nghiệp chủ yếu thực hiện dựa trên thói quen quản lý hoặc tùy nghi sau mỗi lần phát sinh giao dịch. Đây là thực trạng tại các doanh nghiệp mà chúng tôi cho rằng nguyên nhân xuất phát từ nhận định chủ quan của doanh nghiệp về kiểm soát giao dịch, xem các văn bản quản lý là rườm rà và không cần thiết. 
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề!

Nguồn ảnh / Image source: https://www.lensdrop.com/photo/files-in-old-folder-kr18p
Lý Thành Nhân

Nhận xét

Đăng nhận xét