LƯU Ý VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG



Lý Thành Nhân
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động đặt ra giới hạn về sử dụng thông tin và giới hạn về cơ hội việc làm của người lao động (NLĐ) sau khi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ). Có sự khác biệt về mặt khái niệm với Luật Cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động là thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động liên quan đến cam kết giữ bí mật kinh doanh, cam kết không gây tổn hại đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Xây dựng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp. Nhưng biện pháp đảm bảo hiệu quả thực thi và xây dựng thỏa thuận cần lưu ý những gì là vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần quan tâm.

1. Doanh nghiệp có được ký thỏa thuận hạn chế cạnh tranh với người lao động hay không?
Pháp luật cho phép doanh nghiệp ký thỏa thuận hạn chế cạnh tranh với NLĐ. Liên quan đến bí mật kinh doanh, khoản 2 Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ 2012) cho phép doanh nghiệp được quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ về nội dung, thời hạn bảo vệ và bồi thường thiệt hại. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh điều chỉnh trực tiếp các hành vi của NLĐ trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp và cả khi đã chấm dứt HĐLĐ.

Tuy nhiên, BLLĐ 2012 không có quy định cụ thể các vấn đề doanh nghiệp được thỏa thuận. Xác định được nội dung, thời hạn tuân thủ cam kết và bồi thường thiệt hại là vấn đề không đơn giản, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu lực và khả năng thực thi của thỏa thuận. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định được mục đích, các nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà doanh nghiệp mong muốn đạt được khi xác lập thỏa thuận.


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề!


Nhận xét