Tác giả: Lý Thành Nhân - Lê Thị Thanh
Trích dẫn:
Trong
thực tế, mặc dù đã có các luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các hoạt động
thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực luật sư như trên những trong quá trình
thi hành và áp dụng pháp luật vẫn gặp phải không ít những bất cập, khó khăn:
Thứ
nhất, pháp luật hiện hành ghi nhận khá hạn chế quyền cho đối tượng bị thanh
tra, đối tượng bị xử lý vi phạm, không có quyền bảo mật thông tin gây khó khăn
và cả những thiệt hại thực tế to lớn cho những đối tượng này. Trong quá trình
thanh tra, xử lý vi phạm, các chủ thể trong lĩnh vực luật sư nằm vào thế bất lợi
hơn. Hoạt động thanh tra cho phép các chủ thể có thẩm quyền được quyền kiểm tra
tài liệu, báo cáo bằng văn bản, hồ sơ khác của các đối tượng này. Như vậy, bất
cập ở đây là các chủ thể bị thanh tra đồng thời phải chịu hai nghĩa vụ có thể
xem là mâu thuẫn, đối lập. Một bên là nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu, một
bên là nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng. Trong trường hợp này, để tránh việc
“chống đối người thi hành công vụ” thì những chủ thể thực hiện hoạt động trong
lĩnh vực luật sư bắt buộc không thực hiện tròn nghĩa vụ bảo mật thông tin khách
hàng. Từ đó cho thấy thiếu cơ chế bảo vệ đối tượng bị thanh tra xử lý vi phạm,
tiềm ẩn khó khăn và nguy cơ thiệt hại về đạo đức nghề nghiệp, uy tín cũng như lợi
ích vật chất của những người hành nghề trong lĩnh vực luật sư.
Quyền được xin lỗi, cải chính công khai cũng
là một quyền nên được quy định cho nhóm chủ thể này cùng với việc quy định rõ
hơn về các trường hợp bồi thường thiệt hại trong hoạt động thanh tra. Bởi lẽ việc
đưa kết quả thanh tra sai lệch, xử lý vi phạm không đúng, sách nhiễu hay gây
khó khăn cho đối tượng bị thanh tra gây tổn hại lớn đến lợi ích, uy tín, danh
tiếng – cơ sở hành nghề quan trọng nhất của những chủ thể này. Thực tiễn cho thấy
các đối tượng không được nắm thông tin về tiến trình thanh tra, xử lý vi phạm
cũng là một bất cập cần xóa bỏ. Việc thiếu thông tin, không nắm thông tin kịp
thời khiến các chủ thể này bị động, không thể hỗ trợ tốt nhất cũng như giải
trình kịp thời cho chủ thể thanh tra nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể
có.
Thứ
hai, quyền giải trình của đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính nói chung và đối
tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực luật sư nói riêng còn quá hạn
chế. Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 cho thấy đối tượng bị xử lý vi phạm
hành chính chỉ được giải trình bằng văn bản khi bị xử lý bằng hình thức phạt tiền
với mức phạt từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Điều này dẫn đến trong thực
tế, có nhiều trường hợp chủ thể hành nghề trong lĩnh vực luật sư bị xử lý vi phạm
không đúng nhưng không được giải trình mà bị áp dụng các chế tài như: cảnh cáo,
phạt tiền dưới 15.000.000; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy
đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam, giấy đăng
ký hoạt động, giấy phép thành lập gây ảnh hưởng lớn đến danh dự, uy tín đi kèm
thiệt hại vật chất không nhỏ.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề!
Lý Thành Nhân
Nhận xét
Đăng nhận xét