Bài viết được Thành Nhân và các bạn cùng nhóm thực hiện trong quá trình học tập tại
trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Ngô Thị Phúc Tâm - Trần Thị Thanh Tâm - Võ Thị Hồng Thoa - Hoàng Thị Thu Hằng
I.
Lịch sử sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng
màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng.
Sơ đồ
tư duy không phải là một hình thức ghi chép mới xuất hiện gần đây, nó đã tồn tại
từ rất lâu, đến những năm 60 của thế kỷ XX, phương pháp sơ đồ tư duy đã được tổng
hợp và phát triển bởi Tony Buzan.

II. Công dụng của sơ đồ tư duy
Ghi chú.
Thế nhưng, với cách ghi chú truyền thống, ta khó có thể
nhìn thấy được sự trật tự trước sau cũng như mối liên kết giữ các sự kiện.
Hạn chế trên sẽ được khắc phục với sơ đồ tư duy, từ sơ đồ
tư duy, ta thấy được các mối liên hệ qua đó ta có thế đưa ra những lựa chọn, dự
tính tốt nhất, tiện lợi nhất.
Gợi nhớ.
Những từ khóa, những hình ảnh, những
mối liên hệ rõ ràng từ sơ đồ tư duy sẽ giúp khả năng ghi nhớ và hồi tưởng của
chúng ta được nâng cao hơn
Giải quyết vấn đề.
Có thể nói, đây là công
dụng hàng đầu của sơ đồ tư duy.
Với hướng biểu diễn mở, ta có thế phát huy hết
các khả năng như đánh giá, dự liệu, ứng phó… tốt nhất.
Trình bày.
Với các hướng triển khai rõ ràng, từ ngữ ngắn gọn
nhưng chưa nội dung khá đầy đủ, người thuyết trình hoàn toàn có thể làm chủ
thông tin, việc mà họ cần làm chỉ là thêm các yếu tố diễn đạt và có phong cách
tốt.
Kích thích sáng tạo
Với sự tự do trong diễn đạt, đây là yếu tố kích
thích khả năng sáng tạo của con người.
III.Cách thiết kế một sơ đồ tư
duy.
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để lập
một sơ đồ tư duy, chắc chắn rằng bạn phải có hơn một chiếc bút màu, bạn cũng cần chuẩn bị một tờ giấy (kích thước tùy thích nhưng cũng phải vừa đủ để bạn có
thể chứa toàn bộ những gì bạn sắp diễn tả trên đấy);
Lúc này bạn cần hình thành trong suy nghĩ một loạt các ý tưởng cũng như
hình dáng khái quát nhất của sơ đồ.
Bước 4: Tạo sự nổi bật cho luận điểm.
Luận điểm cần được trình bày ngắn gọn bằng cụm từ, hãy làm cho luận điểm
của bạn là tâm điểm chú ý của cả sơ đồ.
Từ luận điểm mà bạn đã hình thành, hãy tiếp tục các nhánh lớn, mỗi nhánh
biểu thị cho một khía cạnh của luận điểm.
Từ các nhánh chính, chúng ta tiếp tục biểu diễn các ý nhỏ hơn và nhỏ hơn
nữa.
Một số lưu ý cho bước này:
ü
Đây là phần trọng tâm của quá trình tạo lập sơ đồ
tư duy.
ü
Các nhánh chính cần vẽ to, rõ hơn.
ü
Tốt nhất, mỗi nhánh chính ta chọn một màu sắc
riêng.
ü
Cần lưu ý đến tính nhất quán của màu sắc mà ta sử
dụng.
ü
Từ ngữ cần ngắn gọn, gợi tả; có thể dùng ngôn ngữ
tùy ý của cá nhân sao cho có thể nắm bắt ý nghĩa những gì được diễn đạt trên sơ
đồ càng nhanh càng tốt.
ü
Có thể bổ sung hoặc thay thế các từ ngữ bằng ảnh
minh họa, nhưng phải đảm bào tính biểu đạt cũng như không để rơi vào tình trạng
“trang trí sơ đồ” như vậy sẽ rất mất thời gian.
Hãy nhìn một cách tổng quát để đánh giá khả năng ghi nhớ, nhìn nhận vấn đề
của ta có tốt hơn so với lúc chưa lập sơ đồ hay không.
Trên đây là các bước cơ bản để lập một sơ đồ tư duy. Để có thể tối ưu hóa
cũng như tận dụng được tối đa lợi ich của sơ đồ tư duy, chúng ta cần chú ý đến
các thủ thuật sao:
+
Hãy ghi ra tất
cả những ý tưởng: Việc lưỡng lự, lựa chọn ý tưởng quá lâu sẽ làm tắc nghẽn
dòng tư duy, như vậy đồng nghĩa với việc bạn có thể đã phí phạm bỏ qua những ý
tưởng đắc giá.
+
Không nên xóa đi những gì đang biểu đạt: Khi lập sơ đồ tư duy, không nên có khái niệm “làm
nháp”, “làm thử” mà luôn luôn là bắt tay vào làm thật. Bạn có thể xóa những gì
bạn cho là thừa sau khi bạn cho là mình đã hoàn thành sơ đồ, nhưng tuyệt đối
không được xóa ý tưởng ngay trong quá trình tạo lập. Việc này sẽ làm bạn bối rối,
phân tâm.
+
Tập thói
quen lập sơ đồ: Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất của việc vận dụng sơ đồ
tư duy. Bắt đầu từ những gì đơn giản rồi sẽ có lúc ta giải quyết được những điều
lớn lao nhất, phức tạp nhất.
+
Học hỏi
những người kinh nghiệm luôn là điều đáng khuyến khích và mỗi người cũng cần những
phương cách riêng, những kinh nghiệm
riêng để vận dụng tốt sơ đồ của chính mình.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề
Nhận xét
Đăng nhận xét