Lý Thành Nhân
Mở đầu
Sở hữu là vấn đề quan trọng luôn được hướng đến, C. Mác và Ph. Ăng-ghen
đã khẳng định: tất cả mọi cuộc cách mạng đều hướng đến mục đích bảo hộ một loại
hình sở hữu nhất định nào đó[1]. Chế độ sở hữu đối với đất
đai là một vấn đề trọng tâm trong mọi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Bởi,
đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt
động sản xuất và sinh hoạt. Thế nhưng, nguồn quỹ đất là có hạn mà nhu cầu về đất
đai luôn gia tăng vô hạn. Chính vì vậy, vấn đề phân bổ đất đai được đặt ra nhằm
đảm bảo nguồn quỹ đất được sử dụng hiệu quả. Để thực hiện phân bổ này, trước hết
cần xác lập chế độ sở hữu đối với đất đai. Sở hữu đất đai là một vấn đề phức tạp,
đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Việt Nam là nước xác định con đường chủ nghĩa xã hội tương ứng với nền sở
hữu toàn dân đối với đất đai. Làm rõ thế nào là sở hữu toàn dân có tính chất
quan trọng, có như vậy mới xác định được tính phù hợp của nền sở hữu toàn dân
trong thời đại mới, chủ thể nào, phương thức nào thực hiện quyền sở hữu. Trong
phạm vi bài viết, tác giả tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản về chế độ sở hữu
toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa xã hội.
[]
Kết luận
Từ các vấn đề được phân tích và tổng hợp đã nêu, tác
giả đưa ra các kết luận như sau:
Thứ nhất, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt
Nam là hoàn toàn phù hợp với lý luận và thực tiễn lựa chọn con đường xã hội chủ
nghĩa của Việt Nam. Quá trình xác lập, duy trì nền sở hữu toàn dân đối với đất
đai ở Việt Nam đã diễn ra xuyên suốt trong nhiều thập kỷ, bước đầu ổn định và đạt
được những kết quả tích cực. Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ với những bước
chuyển giao đan xen nhau, song kiên định với chế độ sở hữu toàn dân trong giai
đoạn này nhiều điểm phù hợp và cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
Thứ hai, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt
Nam chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: cơ sở kinh tế, lịch sử truyền thống,
không gian, nguồn gốc đất và các tài nguyên khác. Nhận diện rõ các yếu tố chi
phối từ đó thừa nhận các đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở
Việt Nam và xác định được những bước điều chỉnh, hoàn thiện phù hợp.
Thứ ba, khác với các chế độ sở hữu khác, chế độ sở hữu
toàn dân mang những đặc trưng đặt ra nhiều vấn đề lý luận và vấn đề thực tiễn cần
giải quyết và giải quyết triệt để. Trong đó một số vấn đề trọng tâm là xây dựng
và hoàn thiện thị trường về đất đai, bảo đảm công bằng trong tiếp cận đất đai
và xây dựng chế độ pháp lý đối với đất đai có tính chuẩn mực, rõ ràng, khả thi./.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề!
[1]
Nguyễn Quang Tuyến (2003), “Bàn về vấn đề sở hữu toàn dân đối với đất đai ở nước
ta”, Nghiên cứu lập pháp, (9),
tr.44-49
Nhận xét
Đăng nhận xét