Một chi tiết
nhỏ để nhìn nhận lại vấn đề.
Lý Thành Nhân
1. Câu chuyện
của người mua hàng:
Tối cuối tuần,
gặp gỡ vài đứa bạn, chọn một quán ăn thoải mái, bình dân vậy là vui. Cũng như
nhiều nơi khác, thực khách được các cô - các chị mời bánh đa, đậu phộng, trứng
cút… cũng là điều bình thường, là cái nhịp sống đã quá quen ở đây rồi. Hôm qua
cũng vậy, được một chị (sau đây gọi là nhân vật chị A) mời mua một bịch đậu phộng
20k, nhưng vì đã có món ăn nên mọi người từ chối.
Sẽ chẳng có
gì, nếu chỉ dừng ở đây. Tiếp đó, sau món ăn thứ nhất nhưng đợi không thấy món kế
tiếp được mang đến. Mình đã mua thêm một bịch đậu phộng của một cô đến sau mời
mình. Và sự kiện trọng đại xảy ra: mình bị chị A bước lại, complain xối xả vì
sao chị A mời TRƯỚC mà mình không mua, lại mua của người khác. Câu chuyện chưa
dừng ở đây, nhưng mình xin tạm kết: lỗi định mệnh.
2. Câu chuyện
của người bán hàng:
“Trong một diễn
biến khác”, “người mua hàng” hôm qua trở thành một “người bán hàng”. “Bịch đậu
phộng 20k” trở thành “2 căn townhouse 8 tỷ đồng”.
Người bán hàng
đã có cơ hội gặp trực tiếp khách hàng, đã cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm,
thuyết phục khách hàng đặt mua ngay vì dòng sản phẩm đang rất hút khách và số
lượng có hạn. Deal tưởng chừng được chốt, nhưng chủ đầu tư thông tin rằng ngày
hôm ấy không thể tiếp nhận chuyển khoản nên hẹn vào một ngày khác. Kết quả
là: khách hàng tìm đến người bán hàng khác, chốt deal mà không cần yêu cầu cung
cấp thêm bất kỳ thông tin gì. Câu chuyện vẫn đang còn tiếp diễn, nhưng mình xin
tạm kết: tiếp tục là lỗi định mệnh.
Suy nghĩ một
chút:
Hai câu chuyện
tuy có chi tiết không đồng nhất, nhưng có một số chi tiết na ná như sau: sản phẩm
đã được trưng bày cho khách hàng, thông tin đã được cung cấp (ví dụ như giá
20k), khách hàng có tiền chi trả nhưng kết quả: khách hàng từ chối mua hàng của
mình rồi lại giao dịch với một người bán hàng khác, cung cấp sản phẩm y hệt.
Sao lại như vậy?
Có phải thực sự là “định mệnh”?
Ở câu chuyện
1, người bán hàng chưa tạo ra nhu cầu cho khách. Câu hỏi là: nhu cầu là của
khách hàng, thì khách hàng tạo ra chứ sao người bán lại có thể can thiệp? Không
hẳn như vậy, khi khách có tiền (20k thôi mà), có môi trường dùng hàng hóa/dịch
vụ (tại quán ăn) và có quyền quyết định (trả tiền) thì nhu cầu sẽ do người bán
tạo ra. Vậy, lỗi của người bán là không tạo ra được nhu cầu của khách hàng và từ
bỏ cơ hội bán hàng. Người bán hàng trong tình huống này có thể thuyết phục
khách hàng: thời gian chờ đợi món ăn sẽ lâu – đây là thời điểm lý tưởng để dùng
sản phẩm này - sản phẩm chất lượng - giá sản phẩm rất hợp lý… thì có thể tình
hình sẽ khác. Cũng sẽ không có “lỗi định mệnh” xảy ra. Hay ít ra, mình đã không
bị chị A giáo huấn vì mua hàng không đúng cách. [hà hà]
Ở câu chuyện
2, người mua đã có đầy đủ các điều kiện và người bán đã tạo ra nhu cầu hoàn hảo.
Nhưng, người bán hàng đã KHÔNG tìm hiểu thông tin quan trọng: có chốt deal được
vào ngày hôm đó hay không. Rõ ràng, tình hình sẽ khác nếu người bán hàng xác định
rõ mục tiêu của cuộc gặp gỡ khách hàng. Nếu đó là ngày chốt giao dịch thì phải
tìm hiểu trước điều kiện chốt giao dịch và lường trước các diễn biến. Mặc dù
không cover được mọi thứ, nhưng điều kiện tiên quyết là phải luôn nắm được để
không xảy ra “lỗi định mệnh” như trên. Một kết quả thật sự rất buồn đấy.
Kết luận lại:
Từ một chút
cay cú để có thể nhìn nhận lại, trong 5091735092385 x 3.14 lý do được cho là “định
mệnh” thì có bao nhiêu lần thực sự là do khách quan, hay thay vào đó chỉ là sự
đỗ lỗi cho sự thiếu hiểu biết và chuẩn bị không chu đáo của bản thân. Và, sẽ không có cái gọi là: tôi giới thiệu sản phẩm trước thì anh phải ưu tiên mua của tôi trước. Vấn đề là nhu cầu - đáp ứng nhu cầu.
Anw, cuộc sống
mà, đoán xem !!! :D
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề.
Lý Thành Nhân
Nhận xét
Đăng nhận xét